Kinh tế Nga

Bài chi tiết: Kinh tế Nga
Một nông trại nhỏ tại Malinovka.

Nga có một nền kinh tế hỗn hợp có thu nhập trung bình cao với nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Quốc gia này có diện tích lớn nhất trên thế giới và là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất, vào năm 2016 kinh tế Nga đứng hàng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 5 châu Âu theo GDP danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 2 châu Âu theo GDP theo sức mua tương đương (~3.300 tỷ USD năm 2016[95])

Hơn hai thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Nga vẫn còn đang cố gắng để thiết lập một nền kinh tế thị trường và để thu được sự phát triển kinh tế bền vững. Trong 5 năm đầu nền kinh tế Nga đã phát triển không ổn định do các cơ quan hành pháplập pháp còn nhiều bất đồng trong việc hoàn thiện công cuộc cải cách và các nền tảng công nghiệp của Nga chịu sự suy thoái nặng nề. Ngoài ra, sự thiếu hụt thực phẩm năm 1997, mà hậu quả của nó là đã phải cần đến sự trợ giúp quốc tế trên bình diện rộng, đã làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự hào cũng như nền kinh tế nói chung của nước Nga mới ra đời.

Tuy thế, mặc dù không hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường và khẩu vị của người tiêu dùng nhưng nền kinh tế cựu Xô viết nói chung đã được chấp nhận là đã tạo cho người dân Nga nói chung có mức sống tiêu chuẩn kể từ sau những năm giữa thập niên 1950 cao hơn so với công dân của nhiều quốc gia đã phát triển theo định hướng tư bản và kinh tế thị trường như México, Brasil, Ấn ĐộArgentina. Tuy thế, các chủng loại hàng tiêu dùng (cụ thể là quần áo và lương thực, thực phẩm) là tương đối đơn giản về mẫu mã, và sự thiếu hụt của hàng tiêu dùng trong gia đình đã bị kêu ca nhiều ở các khu vực thành thị.

Sau sự tan rã của Liên Xô, sự phục hồi nhỏ của Nga dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường lần đầu tiên diễn ra vào khoảng năm 1997. Trong năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã lên đến điểm đỉnh trong việc phá giá của đồng rúp vào tháng 8 năm 1998, làm cho chính phủ bị vỡ nợ và làm suy giảm trầm trọng mức sống tiêu chuẩn của phần lớn dân chúng. Vì thế, năm 1998 cũng đã được ghi nhận như là năm của suy thoái và sự tăng cường rút vốn ra khỏi nền kinh tế.

Một trạm xăng của Rosneft. Nga là nhà xuất khẩu khí tự nhiên lớn nhất và nhà xuất khẩu dầu mỏ đứng thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đã phục hồi vừa phải trong năm 1999. Kinh tế Nga đã đi vào trong giai đoạn phát triển nhanh, GDP tăng trưởng trung bình 6,8% trên năm trong giai đoạn 1999-2004 trên cơ sở của giá dầu mỏ cao, đồng rúp yếu, và tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhưng sự phát triển kinh tế này là không đều: khu vực thủ đô Moskva cung cấp tới 30% GDP của toàn quốc.

Sự phục hồi kinh tế này cùng với cố gắng cải tổ của chính quyền trong các năm 2000-2001 để thúc đẩy cải cách về cấu trúc đang bị thụt lùi, đã làm tăng sự tin cậy của các nhà kinh doanh và đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Nga trong thập niên thứ hai của thời kỳ chuyển đổi. Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu, điều này làm cho Nga dễ bị thương tổn vì các biến động giá cả trên thị trường quốc tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa. Những năm tiếp theo, tiêu thụ nội địa cao hơn và nền chính trị ổn định hơn đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Nga. Từ 1999-2008 kinh tế nước Nga đã liên tục có tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng tăng trưởng đã chậm lại ở vài năm sau đó với sự suy giảm của giá dầu và khí đốt.

Với việc Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và các quốc gia khác áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 cùng với sự sụt giảm mạnh của giá dầu trong năm đó, nền kinh tế Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc [96][97]. Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nga, bao gồm cả người tiêu dùng và các công ty, cũng như có một tác động tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu. Thực tế đã cho thấy, chính người dân Nga đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng này mang lại. Lệnh cấm vận của Phương Tây cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và tiêu dùng của Nga. Việc giá cả sẽ tăng do tình trạng thiếu hụt và lạm phát tăng, dẫn đến tiết kiệm giảm, tiền lương giảm và thất nghiệp gia tăng, hệ quả là chất lượng cuộc sống của người dân Nga giảm sút, đặc biệt là các gia đình trung lưu và những người Nga nghèo. Vào năm 2016, mức lương trung bình của người Nga chỉ là 450 $ một tháng (so với mức 967$ một tháng vào năm 2013), thấp hơn cả Trung QuốcBa Lan [98]. Tỉ lệ người sống dưới mức nghèo ở Nga đang có chiều hướng gia tăng, từ 16.1 triệu người năm 2015 đã nhảy vọt lên con số 19.2 triệu người năm 2016 [99]. Đổng rúp của Nga cũng liên tục mất giá. Tính đến tháng 3 năm 2016, giá trị của đồng rúp chỉ còn bằng 50% so với thời điểm tháng 7 năm 2014 [100].

Năm 2016, GDP của Nga đạt 3.300 tỷ USD theo sức mua tương đương, làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới và thứ 2 ở châu Âu[95]. Tuy nhiên thu nhập trung bình của người dân Nga chỉ tương đương với Trung Quốc.

Thách thức lớn nhất đối với Nga là các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các xí nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong điều kiện môi trường kinh doanh với hệ thống ngân hàng trẻ và khác thường, được nắm giữ bởi các ông trùm Nga (oligarch). Nhiều ngân hàng Nga là sở hữu của các nhà doanh nghiệp hay các ông trùm, là những người thông thường sử dụng các khoản tiền gửi ở ngân hàng để cho các doanh nghiệp của chính mình vay mượn. Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng thế giới (WB) đã có những cố gắng để kích hoạt khởi động các hoạt động ngân hàng thông thường bằng cách cấp vốn và mua lại các khoản nợ trong một số ngân hàng nhưng thành tựu thu được là không đáng kể.

Các vấn đề khác bao gồm sự phát triển mất cân bằng giữa các khu vực của Nga. Trong khi khu vực thủ đô Moskva là hối hả, có cuộc sống thịnh vượng với thu nhập trên đầu người nhanh chóng đạt tới mức của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu thì phần lớn các khu vực còn lại, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực của người thiểu số ở châu Á, đã bị tụt lại đằng sau rất nhiều. Sự phân hóa thời kinh tế thị trường cũng cảm nhận được ở các thành phố lớn khác như Sankt-Peterburg, KaliningradEkaterinburg.

Trung tâm Thương mại quốc tế Moskva, Nga.

Thúc đẩy đầu tư nước ngoài cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, Nga cũng được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu mỏ và vì thế có khả năng thanh toán các khoản nợ khổng lồ cũ. Sự phân bổ công bằng các thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên này từ công nghiệp cho các lĩnh vực khác cũng là một vấn đề. Việc định hướng cho người tiêu dùng và thúc đẩy chi tiêu vào hàng tiêu dùng là một việc khá khó khăn đối với nhiều khu vực ở các nông thôn, khi mà ở các khu vực này nhu cầu tiêu dùng rất đơn giản, mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng khen ngợi đã được thực hiện ở các thành phố lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như may mặc, lương thực, thực phẩm, công nghiệp giải trí.

Việc bắt giữ nhà kinh doanh giàu có nhất Nga khi đó là Mikhail Khodorkovsky với các tội quy kết là gian lận và tham nhũng trong quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn dưới thời tổng thống Boris Yeltsin đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài e ngại về tính ổn định của nền kinh tế Nga. Phần lớn những người giàu có nhất ở Nga hiện nay là nhờ việc mua bán các doanh nghiệp nhà nước khi đó với giá rẻ như bèo. Các quốc gia khác cũng bày tỏ sự e ngại và lo lắng với việc áp dụng "có lựa chọn" của luật pháp đối với các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, một số tập đoàn quốc tế đã đầu tư rất lớn vào Nga. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nga có khoảng 26 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp tích lũy của người nước ngoài trong giai đoạn 2001-2004 (trong đó 11,7 tỷ USD diễn ra trong năm 2004).

Tuy nhiên, chính phủ của ông Putin đã bị chỉ trích rằng đã không tạo ra được một môi trường kinh doanh thân thiện, không đẩy lùi được nạn tham nhũng và không gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực có thể đưa nền kinh tế Nga bớt phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng. Khu vực dầu mỏkhí đốt của Nga chiếm tới gần 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 30% tổng thu nhập ngân sách quốc gia.

Trong giai đoan 2000-2009, mức tăng trưởng trung bình hằng năm của nền kinh tế Nga đạt 5%; trong giai đoạn 2010-2019, mức tăng trưởng trung bình hằng năm sụt giảm còn 1,8%, trong đó năm 2015 và 2016 đều trải qua suy thoái. Sau năm 2015, mức tăng trưởng trung bình hằng năm của Nga giảm xuống còn 0,4%.[101] Vì những nguyên nhân nói trên, Nga đã chuyển từ một điểm đến đầu tư tốt nhất thế giới trong giai đoạn 2000-2009 thành một nước có rủi ro cao và thiếu sức hấp dẫn. Lý do chính cho sự kém hiệu quả của nền kinh tế Nga trong giai đoạn 2010-2019 là do các động lực tăng trưởng của thập kỷ trước đã cạn kiệt nhưng chính phủ Nga lại lựa chọn tăng quỹ dự trữ thay vì nâng cao hiệu quả kinh tế,[102]

Các nhà kinh tế chỉ ra một vấn đề của Nga là việc chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu thô như những năm 2000, khiến giá cả thị trường phụ thuộc vào biến động của thế giới. Chính quyền Putin đã nhiều lần hứa sẽ biến đổi đất nước từ đơn giản là một nhà xuất khẩu nguyên liệu thô sang một quốc gia đa dạng hơn, dựa trên các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao, nhưng chưa cho thấy hiệu quả.[103]

Nông nghiệp và lâm nghiệp

Tổng diện tích đất canh tác của Nga ước tính là 1.237.294 km vuông (477.722 sq mi), lớn thứ tư trên thế giới [104]. Từ năm 1999 đến năm 2009, nông nghiệp của Nga tăng trưởng đều đặn [105], và đất nước chuyển từ một nước phải nhập khẩu ngũ cốc trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ ba thế giới sau EUHoa Kỳ [106]. Sản lượng thịt đã tăng từ 6,813.000 tấn năm 1999 lên 9.331.000 tấn trong năm 2008 và vẫn tiếp tục tăng [107]. Trong khi các trang trại lớn tập trung chủ yếu vào sản xuất ngũ cốc và các sản phẩm chăn nuôi như sữa hay trứng, các hộ gia đình tư nhân nhỏ đã sản xuất hầu hết lượng khoai tây, rau và trái cây của cả nước [108]. Nga hiện là nước sản xuất lúa mạch, kiều mạchyến mạch đứng đầu thế giới cũng như là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu lúa mạch đen, hạt hướng dươnglúa mì lớn nhất thế giới.

Trải dài từ biển Baltic đến Thái Bình Dương, Nga là quốc gia có diện tích rừng lớn nhất thế giới, chiếm 1/5 diện tích rừng của thế giới [109][110]. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2012 bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc và Chính phủ Liên bang Nga, tiềm năng to lớn này vẫn chưa được khai thác đúng mức.[111] Nga hiện nay đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về tình trạng phá rừng. Hàng loạt nhà máy gỗ của Trung Quốc mọc lên ở Nga mang tới việc làm và thu nhập nhưng đi kèm là nỗi lo tài nguyên rừng bị khai thác quá đà. Dù khai thác ồ ạt tại Nga, tất cả những dây chuyền sản xuất gỗ thành phẩm đều được thực hiện ở Trung Quốc, nơi đang hạn chế chặt chẽ việc khai thác gỗ nhằm bảo tồn rừng.[112] Vấn nạn phá rừng đã tồn tại từ nhiều năm nay và ngày càng khó kiểm soát. Từ năm 2000 đến nay, tổng diện tích rừng bị phá là 40 triệu ha, nhưng chỉ có một nửa diện tích được trồng lại. Rừng bị tàn phá mạnh tại các vùng Viễn Đông,  phía Tây Bắc và Siberia. Nạn phá rừng không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường và tàn phá các hệ sinh thái, làm tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính… Ngoài ra, diện tích rừng bị suy giảm do các nguyên nhân khác như cháy rừng, phát triển công nghiệp và khai thác khoáng sản cùng với việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, xây dựng nhà ở và giao thông.[113]

Công nghiệp

Xe UAZ-452, một sản phẩm công nghiệp phổ biến của hãng UAZ đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Hình chụp năm 2009.

Nga được thừa hưởng nền tảng công nghiệp rất mạnh của Liên Xô, siêu cường công nghiệp đứng thứ 2 thế giới. Sau khi Liên Xô tan rã, khoảng 60% các cơ sở công nghiệp của Liên Xô thuộc về lãnh thổ Nga, các cơ sở này đảm bảo duy trì được vị thế cường quốc công nghiệp của Nga trên thế giới.

Tuy nhiên, giai đoạn kinh tế trì trệ thập niên 1990 khiến các cơ sở công nghiệp của Nga bị suy yếu đi nhiều. Theo kết quả khảo sát 2013 do Trung tâm nghiên cứu vĩ mô (CMR) của ngân hàng Sberbank của Nga công bố thì nền tảng công nghiệp Nga đang bị lão hóa. Gần 60% các xí nghiệp Nga cần nâng cấp trang thiết bị trong vòng 3 năm tới để duy trì hoạt động cũng như thị phần nội địa. Các mặt hàng công nghiệp nhẹ của Nga có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới tương đối yếu trong tương lai gần. Có tới 36% xí nghiệp được hỏi ý kiến cho biết họ không có kế hoạch mở rộng sản xuất trong vòng 5 năm tới; 38% nói có lẽ họ sẽ mở rộng trên thị trường nội địa; 19% nhắm vào các thị trường gần là các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và chỉ có 9% có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới trong dài hạn. Gần 83% xí nghiệp Nga được hỏi ý kiến nói họ chỉ có thể bán sản phẩm trên thị trường trong nước, trong khi 88% nói nguồn cung chủ yếu cho xí nghiệp về nguyên liệu và thiết bị là nguồn cung nội địa[114]

Máy bay MiG-29 của Nga phục vụ trong quân đội Iran (2011)

Theo Phó Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Sergei Tsyb thì lĩnh vực công cụ máy móc công nghiệp Nga đang nhập khẩu lên tới 90%, kỹ thuật máy hạng nặng đang nhập khẩu khoảng từ 60-80% và ngành công nghiệp điện tử nhập khẩu từ 80-90%. Để giảm sự phụ thuộc của Nga vào các nhà cung cấp phương Tây trong hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng như trên, Nga dự kiến sẽ giảm chỉ số nhập khẩu từ 70-90% xuống còn 50-60% vào năm 2020 nhưng việc thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu là điều không thể.[115]

Trong thời Chiến tranh Lạnh, các tổ hợp công nghiệp của Liên Xô đảm bảo duy trì nền quân sự Xô viết mạnh mẽ với nguồn ngân sách thường chiếm từ 10-20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Liên Xô. Công nghiệp vũ khí của Nga là khu vực hiện đại nhất và nằm trong định hướng xuất khẩu của Nga Xuất khẩu vũ khí của Nga luôn giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về giá trị.

Nếu như tại Mỹ, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng và các dự án vũ trụ tập trung vào một số tập đoàn khổng lồ độc quyền và một hệ thống dịch vụ hậu cần làm việc dưới sự chỉ đạo của Bộ quốc phòng và NASA thì nền công nghiệp quốc phòng Nga hiện nay phân tán thành rất nhiều các xí nghiệp nhỏ. Với một chu trình sản xuất cồng kềnh và nhiều tầng nấc như vậy khó có thể đạt được một kết quả tích cực và đột phá nào trong ngành công nghiệp quốc phòng vì mâu thuẫn lợi ích của rất nhiều thành viên tham gia vào chu trình sản xuất đó[116]. Độ tuổi trung bình của những người đang làm việc trong các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga là từ 55 đến 57 (số liệu tháng 5/2013). 30% trong số đó đã ngoài 60 trong khi giới trẻ không chịu vào làm việc vì lương thấp. Để khắc phục những vấn đề này, hiện nay, Nga đang tiến hành sáp nhập các nhà máy quốc phòng thành các tổ hợp lớn hơn để khắc phục những điểm yếu trên và nâng cao sức cạnh tranh[cần dẫn nguồn].

Công nhân kỹ thuật sản xuất bên trong nhà máy hóa chất OAO Novosibirsk

Nước Nga hiện nay được thừa hưởng từ chế độ Xô Viết ba nhóm công nghiệp cơ bản với khả năng cạnh tranh cực cao là các tổ hợp công nghiệp - quốc phòng, ngành công nghệ vũ trụ và chế tạo máy và trang thiết bị công nghệ hạt nhân. Các tổ hợp công nghiệp - quốc phòng và công nghiệp vũ trụ, trong vòng 20 năm từng lâm vào tình trạng suy thoái. Các kỹ sư của các xí ngiệp công nghiệp quốc phòng Nga lớn nhất phải thực tập ở 5 trung tâm công nghệ ở ÝĐức.[117] Tuy nhiên với sự quan tâm và rót ngân sách từ chính phủ, hiện nay các ngành này đang phát triển trở lại[cần dẫn nguồn]. Từ sau khi Mỹ ngừng sử dụng tàu con thoi năm 2010, Nga là nước duy nhất có thể tự tiến hành việc phóng tên lửa lên vũ trụ để vận chuyển hàng cho trạm vũ trụ quốc tế ISS. Để thay thế tàu con thoi cũ, tên lửa SpaceX của Mỹ đã 9 lần phóng thành công lên quỹ đạo, mục tiêu là có thể tái sử dụng nhiều lần[118], tuy nhiên SpaceX mới hạ cánh thành công 2 lần và đến cuối 2016 mới thử nghiệm sử dụng tên lửa tái chế. Còn từ đây đến năm 2022, Mỹ vẫn sẽ phải mua 18 động cơ tên lửa RD-180 của Nga để đưa hàng lên vũ trụ[119]

Nga còn thành lập các công ty ở phương Tây để còn bí mật thu mua, đặt hàng các linh kiện điện tử từ các nhà sản xuất Mỹ rồi đem về đóng gói và xuất chúng sang cho các công ty ở Nga. Các linh kiện này dùng cho Bộ Quốc phòng Nga, Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB, trước đây là KGB) và ngay cả các pháp nhân Nga liên quan đến việc thiết kế vũ khí và đầu đạn hạt nhân. Đặc vụ FBI nói rằng hoạt động này đã hủy hoại đáng kể an ninh quốc gia của Mỹ bằng việc thu mua các linh kiện điện tử tối tân, kỹ thuật cao và đưa lậu chúng đến Nga, từ đó các linh kiện điện tử này giúp nâng cao năng lực của cơ quan tình báo Nga, góp phần hiện đại hóa cả quân đội và chương trình vũ khí hạt nhân của Nga[120]. Được biết, linh kiện điện tử mà công ty Nga mỗi năm mua của Mỹ trị giá khoảng 2 tỷ USD. Trong đó, chiếm 75-80% linh kiện dùng cho vệ tinh Glonass-M đều xuất xứ từ của các nước phương Tây.

Khi Nga bị phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt do can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraina thì doanh nghiệp quân sự và hàng không vũ trụ của họ phải lập kế hoạch chuyển sang những đối tác mới. Các công ty này đã mua nhiều linh kiện điện tử với tổng trị giá hàng tỷ USD từ Trung Quốc.[121] Tuy trình độ của Trung Quốc không phải là cao nhất thế giới, nhưng hệ thống sản xuất của nước này rất hoàn chỉnh, khả năng tự cung tự cấp rất mạnh và luôn liên tục phát triển. Hợp tác quy mô lớn với doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc trong lĩnh vực vi điện tử sẽ là bước đầu tiên trong việc hình thành liên minh công nghệ quốc gia BRICS. Với việc Trung Quốc sử dụng hệ thống nghiên cứu sản xuất linh kiện hiện có và kho nhân tài công nghệ, còn Nga phát huy những ưu thế có được trong các dự án nghiên cứu hàng chục năm qua, sự hợp tác công nghệ cao giữa 2 nước có thể phá vỡ được ưu thế của phương Tây trong lĩnh vực linh kiện điện tử. Ngay cả tên lửa đẩy siêu cấp Angara mà Nga đang nghiên cứu cũng có thể đang sử dụng linh kiện nước ngoài, vì vậy một khi phương Tây ngừng cung cấp cho Nga thì Nga có thể chuyển sang mua từ Trung Quốc.[122]. Tuy Trung Quốc có thể giúp Nga giải quyết nhiều vấn đề nhưng không thể giải quyết toàn bộ vấn đề được. Một là tính năng sản phẩm liệu có thể có thể thay thế hoàn toàn sản phẩm tương tự của phương Tây, 2 là chủng loại liệu có đủ hoàn toàn, 3 là linh kiện mới có thể vẫn cần một thời gian hoạt động với nền tảng của Nga. Tuy nhiên, việc mua linh kiện điện tử từ Trung Quốc có một chút lợi thế, một là cung ứng đảm bảo, hai là giá sẽ tương đối ưu đãi.

Sau khi Liên Xô giải thể rất khó nhìn thấy những thương hiệu công nghiệp của Nga, thậm chí thương hiệu công nghiệp nhẹ cũng không có. Duy nhất có thể thấy là thương hiệu Vodka và các sản phẩm quân sự. [123]

Năng lượng

Turbin của nhà máy điện hạt nhân Balakovo của Nga năm 2004.Bên trong Viện Vật lý năng lượng tại thành phố Protvino

Nga được thừa nhận là một siêu cường năng lượng. Nga là một trong các quốc gia có sản lượng khí đốt hàng đầu thế giới, trữ lượng dầu mỏ đứng thứ tám, thứ hai về trữ lượng than.

Nga là nhà xuất khẩu khí tự nhiênnhà sản xuất khí tự nhiên hàng đầu thế giới, dù thỉnh thoảng Nga và Ả Rập Xê Út thay đổi vị trí về tiêu chí. Châu Âu hiện nhập khẩu đến 1/3 nhu cầu khí đốt từ Nga, mặc dù thời gian qua châu lục này đã cố gắng giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Hoa Kỳ đã tăng nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 6% lượng nhập khẩu khí đốt của châu Âu là tới từ Hoa Kỳ. Sự phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga ở châu Âu vẫn rất lớn. Ở Italy, khí đốt Nga chiếm 37% lượng nhập khẩu. Ở Đức tỉ lệ này khoảng 28%. Sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu của Slovenia, Hy LạpHungary ở mức từ 41-45%. Không có khí đốt của Nga, họ sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhiên liệu nghiêm trọng sau khoảng 10 ngày. Đặc biệt là Cộng hòa Séc, Slovakia, Phần Lan, Litva, Latvia, Estonia gần như phụ thuộc 100% vào khí đốt Nga.[124]

Nga là nước sản xuất điện hàng thứ 4 thế giớinhà sản xuất năng lượng tái tạo hàng thứ 5 thế giới, tiêu chí sau nhờ nước này đã phát triển mạnh việc sản xuất thuỷ điện. Những nhà máy thuỷ điện lớn đã được xây dựng ở vùng châu Âu của Nga dọc theo các con sông như Volga. Vùng châu Á của Nga cũng có một số nhà máy thuỷ điện lớn, tuy nhiên, tiềm năng thuỷ điện vĩ đại của SiberiaViễn Đông Nga phần lớn vẫn chưa được khai thác.

Nga là nước đầu tiên phát triển lò phản ứng hạt nhân dân sự và xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Hiện tại, Nga là nhà sản xuất điện hạt nhân đứng thứ 4. Rosatom quản lý toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân tại Nga. Năng lượng hạt nhân đang phát triển nhanh chóng tại Nga, với mục tiêu tăng tổng thành phần năng lượng hạt nhân từ mức 16.9% hiện nay lên 23% vào năm 2020. Chính phủ Nga có kế hoạch chi 127 tỷ rubles ($5.42 triệu) cho một chương trình liên bang để phát triển việc sản xuất năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo. Khoảng 1 nghìn tỷ ruble ($42.7 triệu) đã được chi từ ngân sách liên bang cho việc phát triển năng lượng hạt nhân và phát triển công nghiệp trước năm 2015.[125] Nga vẫn là một trong những nước đứng đầu thế giới về công nghệ hạt nhân và là một thành viên của dự án lò phản ứng hạt nhân quốc tế.

Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ

Trạm vũ trụ Hòa Bình

Từ đầu thế kỷ XVIII những cuộc cải cách của Pyotr Đại đế (người sáng lập Viện Hàn lâm Khoa học NgaĐại học Quốc gia Sankt Peterburg) và những đóng góp của những người từng tốt nghiệp tại đó như học giả Mikhail Lomonosov (người sáng lập Đại học Quốc gia Moskva) đã giúp nước Nga có được sự phát triển mạnh trong khoa học và phát minh. Trong thế kỷ XIX và XX nước này đã sản sinh ra một lượng lớn các nhà khoa học và nhà phát minh. Nikolai Lobachevsky, một Copernicus trong hình học, đã phát triển hình học phi Euclid. Dmitri Mendeleev phát minh ra Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, khuôn khổ chính của hoá học hiện đại. Gleb Kotelnikov phát minh ra ba lô, trong khi Evgeniy Chertovsky phát minh ra quần áo điều áp. Pavel YablochkovAlexander Lodygin là những nhà tiên phong vĩ đại trong kỹ thuật điện và là những nhà phát minh của những đèn điện đầu tiên. Alexander Popov là một trong những người phát minh radio, trong khi Nikolai BasovAlexander Prokhorov là hai người đồng phát minh ra tia lasermaser. Igor Tamm, Andrei SakharovLev Artsimovich đã phát triển ý tưởng tokamak để kiểm soát phản ứng tổng hợp hạt nhân và tạo ra nguyên mẫu đầu tiên của nó, sau này dẫn tới dự án ITER. Nhiều nhà khoa học và phát minh nổi tiếng của Nga là người di cư, như Igor SikorskyVladimir Zworykin, và nhiều nhà khoa học nước ngoài cũng đã làm việc ở Nga một thời gian dài như Leonard EulerAlfred Nobel.

Các thành tựu lớn nhất của Nga thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụthám hiểm vũ trụ. Konstantin Tsiolkovsky là cha đẻ của lý thuyết hàng không vũ trụ[126]. Các tác phẩm của ông đã tạo cảm hứng cho những kỹ sư tên lửa hàng đầu của Liên xô như Sergey Korolyov, Valentin Glushko và nhiều người khác đóng góp vào sự thành công của Chương trình Vũ trụ Liên xô ở những giai đoạn đầu của cuộc Chạy đua vào không gian. năm 1957 vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay quanh Trái Đất, Sputnik 1, được phóng lên; năm 1961 ngày 12 tháng 4 chuyến bay đầu tiên của loài người vào vũ trụ đã được Yuri Gagarin thực hiện thành công; và nhiều người Liên xô và Nga khác đã thực hiện kỷ lục thám hiểm vũ trụ. Từ năm 1999 đến 2009 Nga là nước phóng tên lửa nhiều nhất, 245 tên lửa có tải trọng lên quỹ đạo thành công so với 218 của Mỹ [127] và cũng là nước duy nhất cung cấp các dịch vụ du lịch vũ trụ.

Thủ tướng Dmitry Medvedev đã lên tiếng cảnh báo rằng Nga đang mất dần danh tiếng và tiền của do các dự án vũ trụ thất bại, sau khi không thể đưa 2 vệ tinh lên quỹ đạo‎ tháng 8/2012. Vụ phóng đã thất bại gây tổn thất lớn cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga. Một sự cố tương tự năm 2011 đã khiến Nga mất một vệ tinh thông tin trị giá 265 triệu USD. Nga cũng từng thất bại trong vụ phóng tàu thăm dò Sao Hỏa Phobos-Grunt.[128] Ông Medvedev cũng cho rằng: "Chẳng cường quốc không gian nào lại chứng kiến nhiều vụ phóng vệ tinh và phi thuyền hỏng như Nga". Vì thế ông quyết định chấn chỉnh lại ngành công nghiệp vũ trụ của Nga[129] cũng như tiếp tục các chương trình thám hiểm Sao Hỏa khác[130][131] và đã hoàn thành chương trình Mars-500 để thu thập thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lên Sao Hỏa[132] Đây là dự án quốc tế của Nga, EU (Liên hiệp châu Âu) và Trung Quốc nhằm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và tâm sinh lý của một toán phi hành gia quốc tế 6 người trên một chuyến bay giả định dài 520 ngày lên sao Hỏa và đi bộ trên đó.[133]

Nga hiện đang là một trong số các nhà cung cấp động cơ tên lửa vũ trụ cho Hoa Kỳ. Vì lý do an ninh quốc gia, Hoa Kỳ yêu cầu phải có ít nhất hai hệ thống phóng. Không quân Hoa Kỳ và NASA hiện đang dựa chủ yếu vào ba loại tên lửa là Delta IV và Atlas V được điều hành bởi ULA và Falcon 9 của SpaceX. Bởi vì chi phí hoạt động Atlas V rẻ hơn nên Delta IV chỉ được dành riêng để sử dụng với các tải trọng và quỹ đạo mà Atlas V không thể xử lý được. Tuy nhiên, Atlas V hiện đang sử dụng động cơ được thiết kế và chế tạo từ Nga là RD-180.[134]

Dù đang cố phát triển động cơ riêng nhưng tập đoàn tên lửa vũ trụ của Nga Energomash cho rằng từ khâu thử nghiệm cho đến khi sản xuất thành công là khoảng thời gian rất dài, Hoa Kỳ sẽ cần trên 3 tỷ USD và khoảng thời gian 10 năm để sản xuất thay thế các động cơ Nga. Vì thế họ cho rằng Mỹ vẫn sẽ nhập động cơ tên lửa từ Nga cho dù có bị cấm[135] và mẫu nâng cấp của Antares sẽ được trang bị các động cơ này[136].

Soyuz TMA-2 đang được chuyển tới bệ phóng, mang theo phi đoàn thường trực đầu tiên lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Các công nghệ khác, nơi người Nga có lịch sử phát triển, gồm công nghệ hạt nhân, sản xuất máy baycông nghệ quốc phòng. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cùng các lò phản ứng hạt nhân đầu tiên cho tàu ngầmtàu hoạt động trên mặt nước nằm dưới sự chỉ đạo của Igor Kurchatov. Một số nhà kỹ thuật hàng không nổi bật của Liên xô, có cảm hứng từ các tác phẩm lý thuyết của Nikolai Zhukovsky, đã giám sát việc chế tạo hàng chục model máy bay quân sự và dân sự và đã thành lập một số KBs (Phòng thiết kế) hiện là thành phần chủ yếu của Liên đoàn Hàng không Hợp nhất. Các máy bay nổi tiếng của Nga gồm máy bay chở khách siêu thanh đầu tiên Tupolev Tu-144 của Alexei Tupolev, loạt máy bay chiến đấu MiG của Artem MikoyanMikhail Gurevich, và loạt máy bay Su của Pavel Sukhoi cùng những người kế tục ông. Những xe tăng chiến trường nổi tiếng của Nga gồm T-34, thiết kế xe tăng theo kênh Discovery là loại tốt nhất của Thế chiến II,[137] và các xe tăng khác thuộc loạt T. Súng AK-47AK-74 của Mikhail Kalashnikov là loại súng tấn công được sử dụng rộng rãi nhất tên thế giới - tới mức các khẩu súng thuộc kiểu AK đã được chế tạo nhiều hơn tất cả các loại súng tấn công khác cộng lại.[138][139]

Sukhoi PAK FA Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5.

Dù có những thành tựu công nghệ, từ thời trì trệ Brezhnev, Nga đã tụt hậu so với phương Tây trong một số ngành kỹ thuật, đặc biệt là trong tiết kiệm năng lượng và sản xuất hàng tiêu dùng. Cuộc khủng hoảng kinh tế hồi những năm 1990 đã khiến khoản hỗ trợ cho khoa học của nhà nước sụt giảm mạnh. Nhiều nhà khoa học và những người có trình độ của Nga đã đi sang châu Âu hay Hoa Kỳ; cuộc di cư này được gọi là một cuộc chảy máu chất xám. Những năm 2000, với làn sóng bùng nổ kinh tế, tình hình khoa học và công nghệ ở Nga đã được cải thiện, và chính phủ đã tung ra một chiến dịch với mục tiêu hiện đại hoácải tiến. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra 5 ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển công nghệ của đất nước: hiệu quả năng lượng, IT (gồm cả các sản phẩm thông thường và các sản phẩm kết hợp với công nghệ vũ trụ), năng lượng hạt nhândược.[140] Mặc dù là nhà xuất khẩu hàng công nghiệp nặng hàng đầu thế giới và đang đạt được những tiến bộ về phần mềm, nhưng các sản phẩm hàng tiêu dùng của Nga lại thiếu tính cạnh tranh trên trường quốc tế do đơn điệu về mẫu mã. Cải thiện về năng suất sẽ chủ yếu xuất phát từ công nghệ mới và đầu tư vốn hiệu quả, hai điều mà Nga đang thiếu.[141]

Một số thành tựu mới đã xuất hiện, với việc nước Nga đã hoàn thành GLONASS, một trong 4 hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu cùng với GPS của Mỹ, Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung QuốcHệ thống định vị Galileo của châu Âu. Nga là nước duy nhất xây dựng nhà máy điện hạt nhân di động và hiện đang là nước đi đầu trong nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ 5 (loại này có hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu hạt nhân vượt trội so với các nhà máy thế hệ trước, giúp việc sản xuất điện không tạo ra hoặc chỉ tạo ra rất ít chất thải phóng xạ). Nga cũng cho ra đời các thiết kế quân sự mới như máy bay tàng hình, xe tăng T-14 Armata...

Do sự phân công sản xuất từ thời Liên Xô nên sau khi Liên Xô tan rã, một số nhà máy công nghiệp chủ chốt lại thuộc về nước khác chứ không thuộc về Nga, do vậy Nga bị thiếu khả năng sản xuất trong một số lĩnh vực (ví dụ như các nhà máy đóng tàu lớn thời Liên Xô hiện nay thuộc về Ucraina, nên Nga phải mua động cơ tàu biển từ nước này). Trung Quốc cũng bắt đầu bán cho Nga các sản phẩm phục vụ mục đích quân sự. Tốc độ nhập khẩu tăng trưởng nhanh khi Trung Quốc bán cho Nga không chỉ các động cơ diesel, mà cả những thiết bị dành cho các tàu hỗ trợ quân sự. Đến năm 2017, doanh thu tiếp tục tăng và đó chỉ là sự khởi đầu vì trong tương lai Nga sẽ mua các thiết bị công nghệ từ Trung Quốc nhiều hơn nữa. Nga không thích ý tưởng mua sản phẩm của Trung Quốc mà muốn sản phẩm phương Tây, nhưng ngay khi phương Tây trừng phạt Nga, họ ngay lập tức phải quay sang mua hàng từ Trung Quốc.[142] Trung Quốc sở hữu một nền tảng công nghiệp đầy đủ và sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây cho phép nước này trở thành nước dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực, lĩnh vực đóng tàu của Trung Quốc có quy mô thậm chí vượt qua cả Nga Tháng 11/2017. Nga đã mua 4 động cơ diesel CHD622V20STC dự kiến lắp đặt cho các tàu chiến thuộc đề án 21631 "Buyan-M". Đây không phải là bản hợp đồng đầu tiên được ký kết giữa hai phía.

Năm 2015, một nhà khoa học Nga là Vladimir Leonov tự tuyên bố đã thử nghiệm thành công một mẫu thử nghiệm động cơ lượng tử có hiệu suất mạnh gấp 5.000 lần động cơ tên lửa thông thường, sẽ tạo ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trong thế kỷ XXI, tương tự cuộc cách mạng công nghệ thông tin trong thế kỷ XX. Động cơ lượng tử có thể đưa khí tài bay chuyển động với tốc độ 1000 km/giây, trong khi tốc độ tên lửa thông thường chỉ đạt tới mức tối đa 18 km/giây, nghĩa là tàu vũ trụ có thể bay tới sao Hỏa trong vòng 42 giờ, và tới Mặt trăng chỉ mất 3,6 giờ. Năng lượng cung cấp cho động cơ đến từ phản ứng nhiệt hạch lạnh (CNF): một kg nickel cho năng lượng tương đương một triệu kg xăng. Dùng động cơ này, máy bay sẽ chỉ cần nạp năng lượng một lần để bay trong vài năm. Thành tựu kỹ thuật này là kết quả vận dụng Lý thuyết siêu liên kết do các nhà khoa học Nga xây dựng nên.[143].

Giao thông vận tải

Bên trong một nhà ga tàu điện ngầm ở Moscow (ga Komsomolskaya)
Bài chi tiết: Giao thông ở Nga

Vận tải đường sắt ở Nga nằm dưới sự kiểm soát độc quyền của công ty Russian Railways do nhà nước quản lý. Tổng chiều dài các tuyến đường sắt ở Nga là 85.500 km (53.127 mi) [144] chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Không giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, đường ray ở Nga sử dụng khổ rộng 1.520 mm (4 ft 11 27⁄32 in), ngoại trừ 957 km (595 mi) đường ray trên đảo Sakhalin sử dụng khổ hẹp 1.067 mm (3 ft 6 in). Tuyến đường sắt nổi tiếng nhất ở Nga là Tuyến đường sắt xuyên SIberia (Transsib), trải dài trên 7 múi giờ và nắm giữ kỷ lục với các chuyến tàu dài nhất trên thế giới, như các chuyến Moscow- Vladivostok (9.259 km (5.753 mi)), Moscow- Bình Nhưỡng (10.267 km (6.380 mi) [145]Kiev-Vladivostok 11.085 km (6.888 mi)).[146]

Tính đến năm 2006[cập nhật], Nga có tổng cộng 933.000 km đường bộ, trong đó 755.000 km được trải nhựa.[147] Một số tuyến đường trong số này tạo nên hệ thống đường cao tốc liên bang Nga.

Tổng chiều dài đường thủy nội địa của Nga là 102.000 km, chủ yếu là sông hoặc hồ tự nhiên. Ở phần lãnh thổ châu Âu của đất nước, mạng lưới các kênh đào kết nối lưu vực của các con sông lớn. Các cảng biển lớn của Nga bao gồm cảng Rostov trên Sông Đông ở biển Azov, Novorossiysk ở Biển Đen, AstrakhanMakhachkala ở biển Caspian, Kaliningrad và St Petersburg ở biển Baltic, Arkhangelsk ở Biển Trắng, Murmansk ở biển Barents, Petropavlovsk -KamchatskyVladivostok ở Thái Bình Dương. Năm 2008, Nga sở hữu 1.448 tàu thương mại. Hạm đội tàu phá băng của Nga là hạm đội tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới, thúc đẩy việc khai thác kinh tế ở thềm lục địa Bắc Cực của Nga và phát triển giao thương đường biển qua tuyến biển Bắc giữa châu Âu và Đông Á.

Về tổng chiều dài đường ống, Nga chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Hiện tại, nhiều dự án đường ống mới đang được thực hiện, bao gồm các đường ống khí đốt tự nhiên Nord StreamSouth Stream nối đến châu Âu lục địa, và đường ống dẫn dầu Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO) đến Viễn Đông và Trung Quốc.

Nga có tổng cộng 1.216 sân bay,[148] bận rộn nhất là các sân bay Sheremetyevo, DomodingovoVnukovo ở Moscow và Pulkovo ở St. Petersburg.

Hầu hết các thành phố lớn của Nga có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển, với các loại phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất là xe buýt, xe điện bánh hơi và tàu điện. Bảy thành phố của Nga, cụ thể là các thành phố Moscow, Saint Petersburg, Nizhny Novgorod, Novosibirsk, Samara, Yekaterinburg và Kazan có hệ thống tàu điện ngầm. Tổng chiều dài của các tuyến metro ở Nga là 465,4 kilômét (289,2 mi)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ]. Moscow MetroSaint Petersburg Metro là hai hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất ở Nga, được khánh thành lần lượt vào các năm 1935 và 1955. Đây là hai trong số những hệ thống tàu điện ngầm nhanh nhất và bận rộn nhất trên thế giới, nổi tiếng với trang trí phong phú và thiết kế độc đáo tại các sân ga.

Du lịch

Bài chi tiết: Du lịch Nga
Cung điện Mùa đông tại St Petersburg, điểm du lịch nổi tiếng tại Nga

Ngành du lịch của Nga đã tăng trưởng nhanh chóng kể từ cuối thời kì Xô viết, đầu tiên là du lịch trong nước và sau đó là du lịch quốc tế, được thúc đẩy bởi di sản văn hóa phong phú và sự đa dạng tự nhiên tuyệt vời của đất nước. Các tuyến du lịch chính ở Nga bao gồm một cuộc hành trình vòng quanh các thành phố cổ ở Golden Ring, du lịch trên các con sông lớn như sông Volga và những chuyến đi dài trên Tuyến đường sắt xuyên Siberia nổi tiếng. Trong năm 2013, đã có tổng cộng 28,4 triệu lượt khách du lịch đến thăm Nga; khiến Nga trở thành nước có số lượng khách du lịch tham quan đứng thứ 9 trên thế giới. Số lượng khách du lịch tới từ phương Tây có sự suy giảm kể từ năm 2014 do lệnh trừng phạt kinh tế của Phương Tây đối với Nga [149].

Tính đến hết năm 2017, Liên bang Nga đã có 27 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có 16 di sản văn hóa và 11 di sản tự nhiên. Ba di sản thế giới đầu tiên tại Nga được công nhận vào năm 1990 là Trung tâm lịch sử của Saint-Peterburg, Kizhi Pogost, Moskva KremliQuảng trường Đỏ. Nga có 4 di sản chung với các quốc gia khác là Vòng cung trắc đạc Struve chung với Belarus,Estonia,Phần Lan,Latvia,Lithuania,Moldova,Na Uy,Thụy Điển,Ucraina, Mũi đất Kursh chung với Lithuania), còn Phong cảnh DauriaHồ Uvs là hai di sản chung với Mông Cổ. Địa điểm mới nhất được công nhận là Phong cảnh Dauria được công nhận vào năm 2017.

Các điểm đến được thăm nhiều nhất ở Nga là MoskvaSankt Peterburg, hai thành phố lớn nhất của đất nước. Được công nhận là Thành phố Nhân loại, 2 thành phố này có các bảo tàng nổi tiếng thế giới như Tretyakov và Bảo tàng Ermitazh, các nhà hát nổi tiếng như Nhà hát Bolshoi và Nhà hát Mariinsky, các nhà thờ như Nhà thờ Thánh Basil, Nhà thờ Chúa Cứu thế, Nhà thờ chính tòa Thánh IsaacNhà thờ Chúa Cứu thế trên Máu đổ, các công trình đầy ấn tượng như điện Kremlin cùng với Pháo đài Thánh Phêrô và Phaolô, những quảng trường và những con phố xinh đẹp như Quảng trường Đỏ, Quảng trường Cung điện, Phố Tverskaya, Phố Nevsky ProspectPhố Arbat. Các cung điện và công viên được tìm thấy trong các dinh thự hoàng gia cũ ở ngoại ô Moskva (Kolomenskoye, Tsaritsyno) và St Petersburg (Peterhof, Strelna, Oranienbaum, Gatchina, Pavlovsk và Tsarskoye Selo). Ở Moskva vẫn còn tồn tại nhiều công trình kiến trúc của thời kỳ Liên Xô, cùng với đó là các tòa nhà chọc trời hiện đại mới được xây dựng, trong khi St Petersburg, có biệt danh là "Venice của phương Bắc", tự hào về các công trình kiến trúc cổ điển, những con sông, kênh rạch và cầu.

Các bãi biển ấm áp của Biển Đen đã hình thành nên một số khu du lịch biển nổi tiếng, chẳng hạn như Sochi, thành phố chủ nhà Thế vận hội mùa đông 2014. Những ngọn núi ở Bắc Caucasus là nơi có các khu trượt tuyết nổi tiếng như Dombay. Điểm đến tự nhiên nổi tiếng nhất ở Nga là Hồ Baikal. Đây là hồ nước lâu đời nhất và sâu nhất trên thế giới, có làn nước trong như pha lê và được bao quanh bởi những ngọn núi. Các điểm du lịch tự nhiên phổ biến khác ở Nga bao gồm Kamchatka với những ngọn núi lửa và mạch nước phun, Karelia với các hồ và đá granit, dãy núi Altai phủ tuyết, và các thảo nguyên hoang dã của Tuva.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nga http://www.theage.com.au/news/World/World-leaders-... http://learn.utoronto.ca/Page625.aspx http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003376.php http://www.jhlt.net.cn/CN/article/downloadArticleF... http://aviationweek.com/space/antares-upgrade-will... http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y http://www.britannica.com/EBchecked/topic/513251 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/513251/R... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/513793/R... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/648813/W...